top of page

3 cách dễ dàng để không bao giờ bí ý tưởng viết lách

Đã cập nhật: 1 ngày trước

Viết lách không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Có người dễ dàng tuôn trào ý tưởng, viết như gió. Nhưng cũng có người ngồi hàng giờ trước trang giấy trắng mà không biết bắt đầu từ đâu. Sự khác biệt không nằm ở tài năng, mà ở cách tiếp cận.


Tin vui là bạn hoàn toàn có thể chủ động khơi gợi cảm hứng thay vì chờ đợi. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ 3 phương pháp đơn giản, dễ áp dụng giúp bạn không bao giờ bí ý tưởng viết lách - dù là viết blog, viết nhật ký hay viết để xây thương hiệu cá nhân.


Ảnh: Jagoda Kondratiuk from Unsplash
Ảnh: Jagoda Kondratiuk from Unsplash

Vì sao bạn thường xuyên bí ý tưởng khi viết?


Việc thiếu ý tưởng không phải là điều hiếm gặp, ngay cả với những người viết lách lâu năm. Mình từng nghĩ rằng ý tưởng sẽ tự nhiên xuất hiện, vì rất nhiều "chất liệu" viết xung quanh. Nhưng thực tế, cảm giác “bí” thường đến từ những lý do cụ thể:

  • Áp lực phải hoàn hảo: Mình từng đặt kỳ vọng quá cao, muốn các bài viết đều sâu sắc, cuốn hút. Điều này khiến mình sợ sai, sợ không đủ hay, và cuối cùng chẳng viết được gì.

  • Thiếu thói quen sáng tạo: Khi không rèn luyện trí não thường xuyên, mình nhận ra khả năng tìm ý tưởng của mình dần chậm lại. Ý tưởng không tự đến nếu mình chỉ ngồi chờ!

  • Bỏ qua những điều nhỏ nhặt: Mình từng nghĩ rằng chỉ những chủ đề lớn lao mới đáng viết, mà không nhận ra rằng cảm hứng thực ra nằm trong những khoảnh khắc đời thường.


Hiểu được những lý do này, mình quyết định thay đổi cách tiếp cận. Thay vì chờ đợi, mình chủ động tìm kiếm ý tưởng và luyện thói quen viết mỗi ngày. Dưới đây là 3 giải pháp đã giúp mình vượt qua cơn “bí ý tưởng” và giữ dòng chảy sáng tạo luôn chảy.


3 cách để không bao giờ bí ý tưởng viết lách


Những phương pháp này không đòi hỏi kỹ năng đặc biệt hay tài năng bẩm sinh. Chúng đơn giản, dễ áp dụng, và đã thay đổi hoàn toàn cách mình viết lách. Hãy thử xem chúng có phù hợp với bạn không nhé!


1. Brainstorming - Kỹ thuật tìm kiếm ý tưởng hiệu quả

Brainstorming (động não) là bước đầu tiên và quan trọng để khơi dậy ý tưởng viết, đặc biệt với người mới - những người thường cảm thấy bối rối hoặc sợ hãi khi đối mặt với trang giấy trắng. Đây là kỹ thuật khuyến khích bạn ghi lại mọi suy nghĩ, cảm xúc, hoặc hình ảnh xuất hiện trong đầu mà không phán xét, không lo đúng sai. 


Tác dụng của brainstorming:

  • Kích thích sự sáng tạo tự nhiên

  • Giảm cảm giác sợ sai khi viết

  • Tạo nguồn "nguyên liệu thô" phong phú

  • Rèn luyện thói quen viết tự do mỗi ngày


Cách thực hiện:

  • Chọn một chủ đề. Ví dụ: “Cuộc sống freelancer”

  • Dành 5 - 10 phút viết mọi ý tưởng liên quan, dù là ngớ ngẩn hay mơ hồ. Ví dụ: “Cảm giác làm việc lúc 2h sáng”, “Cà phê và deadline”

  • Sau đó, đọc lại và lọc ra những điểm thú vị để phát triển thành bài viết.


2. Mind Mapping - Hình thức hóa ý tưởng một cách trực quan

Khi bạn mới tập viết, việc biến những ý tưởng lộn xộn trong đầu thành một bài viết có thể khiến bạn hoang mang. Đây là lúc Mind Mapping (Sơ đồ tư duy) trở thành “người bạn đồng hành” tuyệt vời. 


Mind Mapping là kỹ thuật vẽ sơ đồ để tổ chức ý tưởng theo cách trực quan, dùng đường nối, từ khóa, và hình ảnh thay vì danh sách chữ dài dòng. Nó không chỉ giúp bạn hình dung rõ ràng những gì muốn viết mà còn biến quá trình sáng tạo thành một trải nghiệm thú vị.


Hãy chọn một chủ đề chính, sau đó vẽ nhánh nhỏ để phát triển ý. Công cụ này đặc biệt hữu ích khi bạn cần triển khai một nội dung có nhiều khía cạnh.


Linh Phan trong Viết đi đừng sợ gợi ý: 

“Mindmap là cách để bạn thấy toàn cảnh trước khi đi sâu.” 

Đây là công cụ trực quan giúp bạn không bỏ sót ý tưởng nào. Hãy áp dụng nó cho đến khi thành thạo nhé!


Cách thực hiện:

  • Viết chủ đề chính vào giữa. Ví dụ: “Viết blog cá nhân”

  • Vẽ các nhánh phụ: “Tìm ý tưởng”, “Tối ưu SEO”, “Xây dựng thương hiệu”.

  • Tiếp tục mở rộng từng nhánh với các chi tiết nhỏ hơn.

  • Dùng công cụ Canva hoặc giấy bút để vẽ.


3. Quan sát xung quanh - Tận dụng cảm hứng từ cuộc sống


Cảm hứng viết không cần đến từ những điều cao siêu. Chúng hiện diện trong từng chi tiết nhỏ bạn thường bỏ lỡ.


Một cơn mưa chiều, tiếng chim buổi sáng, ánh nắng xuyên qua tán cây – tất cả đều có thể trở thành chất liệu viết. Điều quan trọng là bạn tập thói quen quan sát và ghi chú.


Cách thực hiện:

  • Dành 5 phút mỗi ngày để quan sát xung quanh. Ghi chú những gì bạn thấy, nghe, hoặc cảm nhận.

  • Tự hỏi: “Điều này gợi lên câu chuyện gì?” hoặc “Nó khiến mình cảm thấy thế nào?”

  • Biến quan sát thành ý tưởng viết (tản văn, truyện ngắn, thơ, bài blog...).


Ý tưởng không ở đâu xa - chỉ chờ bạn “khơi nguồn


Bí ý tưởng không phải là rào cản nếu bạn biết cách khai phá chúng.

Brainstorming giúp bạn tuôn ý tưởng thô

Mind Mapping giúp sắp xếp và triển khai mạch lạc

Quan sát xung quanh là nguồn cảm hứng bất tận


🎯 Gợi ý hành động hôm nay:

  • Dành 5 -1 0 phút để brainstorm một chủ đề bạn thích

  • Vẽ mindmap cho chủ đề ấy

  • Quan sát một chi tiết nhỏ quanh bạn và viết lại cảm xúc, suy nghĩ



Cảm ơn bạn đã đọc bài. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ cho một người bạn đang loay hoay với viết lách nhé!

Mời bạn ghé thăm mình tại Facebook để kết nối nhiều hơn nha!


Đọc thêm: 





  • Instagram
  • Facebook
  • LinkedIn
oi image.jpg
Xin chào,

Mình là 

Thúy là một freelance writer, một người sáng tạo nội dung tại thuygarden. Hiện tại mình đang theo đuổi lối sống xanh - tỉnh thức, dần quay về với "khu vườn" của chính mình.

Cám ơn bạn đã ở đây, cùng mình khám phá, trải nghiệm từng sắc màu của khu vườn. Hy vọng từ khu vườn chữ này có thể khởi lên những hạt mầm về một lối sống xanh bền vững cho cả thân và tâm!

  • Facebook
  • Instagram
Thúy-Ngô.jpg

© 2022 by Thúy Ngô - All rights reserved

  • Instagram
  • Facebook
  • LinkedIn
bottom of page